Page Nav

HIDE

Menu trên ngày tháng

7 lầm tưởng về Văn hóa doanh nghiệp mà có thể bạn đang gặp phải

Văn hóa có thể thay đổi, điều đó là chắc chắn, nhưng cần thời gian. Văn hóa càng ăn sâu thì càng cần thời gian để loại bỏ. Thử tưởng tượng m...

Văn hóa có thể thay đổi, điều đó là chắc chắn, nhưng cần thời gian. Văn hóa càng ăn sâu thì càng cần thời gian để loại bỏ. Thử tưởng tượng mà xem, một nét văn hóa mất đến cả vài chục năm để hình thành thì làm sao có thể loại bỏ đi trong một sớm một chiều được


1. Văn hóa xấu – văn hóa tốt

Không có Văn hóa xấu hay văn hóa tốt mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp. Phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, với định hướng phát triển của doanh nghiệp hay từng thời điểm của doanh nghiệp.

Một start-up có thể khởi đầu với văn hóa gia đình khi quy mô còn nhỏ, nhưng khi doanh nghiệp lớn dần, sẽ có nhiều sự đan xen hoặc thay thế văn hóa đó để nhường chỗ chỗ cho một văn hóa khác phù hợp hơn. Ở đây, vai trò của người lãnh đạo đặc biệt quan trọng, phải làm sao để định hình chính xác và chọn loại hình văn hóa phù hợp cho doanh nghiệp mình.

2. Có thể sao chép bất cứ văn hóa nào

Cũng vì văn hóa doanh nghiệp không có đúng sai mà chỉ có phù hợp hay không phù hợp, nên việc sao chép văn hóa một cách tuyệt đối là điều không nên làm. Mỗi tổ chức đều có những điểm mạnh, điểm yếu, những nét đặc trưng riêng, nên việc áp đặt một thứ văn hóa có thể không phù hợp sẽ khiến phản tác dụng.

Ví dụ như bạn không thể mạng văn hóa trẻ trung, năng động thích chơi game, đi teambuilding của một công ty công nghệ áp vào một doanh nghiệp nhà nước với độ tuổi trung bình nhân sự cao.

3. Văn hóa doanh nghiệp là việc của đội ngũ thực thi

Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất đã và đang làm cản trở sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ tổ chức.

“Làm” Văn hóa doanh nghiệp là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Hay nói cách khác thì mỗi người đều có thể tham gia và quá trình xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo là người đặt nền móng, đi đầu trong các nhiệm vụ đề ra, sau đó là đến đội ngũ quản lý cấp trung và cuối cùng là mỗi nhân viên.

Mỗi cá nhân, mỗi nhóm trong doanh nghiệp đều cần hiểu vai trò của mình trong hành trình này. Một khi nắm rõ và tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ đó, mọi người sẽ cảm thấy hài lòng, tự hào hơn về nơi làm việc hiện tại. Mỗi nhân viên sẽ không chỉ là người thụ hưởng mà còn là người kiến tạo văn hóa doanh nghiệp.

Với đội ngũ thực thi, dĩ nhiên họ là những người phải “làm” nhiều hơn, phải sâu sát hơn, nhưng họ cũng sẽ dừng ở phần công việc của mình, họ không thể làm thay cho bất kì ai.


4. Chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần quan tâm đến văn hóa

Không ít người vẫn luôn cho rằng, văn hóa doanh nghiệp vốn chỉ là cuộc chơi của những ông lớn với việc sẵn sàng bỏ ra thật nhiều tiền cho hoạt động “chưa mang lại hiệu quả ngay” này. Suy nghĩ đó sẽ khiến người ta thờ ơ, thậm chí là lạc lối trong câu chuyện phát triển của chính mình.

Doanh nghiệp lớn làm văn hóa kiểu “lớn”, doanh nghiệp nhỏ làm văn hóa kiểu “nhỏ”. Tất cả đều là phù hợp.

Nếu định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là chất xúc tác phát triển, chất keo kết nối nội bộ, là công cụ để lan tỏa tầm nhìn, tư tưởng của lãnh đạo đến mỗi nhân viên, thì rõ ràng, doanh nghiệp nào cũng cần có “văn hóa”

5. Văn hóa có thể thay đổi ngay

Văn hóa có thể thay đổi, điều đó là chắc chắn, nhưng cần thời gian. Văn hóa càng ăn sâu thì càng cần thời gian để loại bỏ. Thử tưởng tượng mà xem, một nét văn hóa mất đến cả vài chục năm để hình thành thì làm sao có thể loại bỏ đi trong một sớm một chiều được. Cần phải kiên trì, vì đôi khi sự vội vàng, hấp tấp mà bỏ đi một vài khâu trong quá trình thực hiện sẽ khiến bạn phải trả giá

6. Truyền thông là yếu tố quyết định

Bản chất của quá trình lan tỏa văn hóa là những thông điệp được truyền tải đến mỗi nhân viên, và dĩ nhiên, vì thế việc truyền thông là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, “nói” thôi là chưa đủ, cần phải hành động nhiều hơn.

Một lãnh đạo chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp sẽ dễ hơn là việc lãnh đạo đó phải làm gương.

Một nhân viên thuộc lòng các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thì dễ hơn là việc sống với từng giá trị đó.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai?”

Nhiệm vụ của ai thì người đó tự phụ trách. Nhưng dù có là nhiệm vụ gì thì việc hành động lúc nào cũng có sức mạnh hơn là những câu nói đơn thuần.

7. Tập trung vào các hoạt động “ăn chơi nhảy múa”

Đó cũng là một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp, nhưng không phải là tất cả, càng không phải là những thứ quan trọng nhất.

Việc quá chú tâm vào những hoạt động bề nổi trong khi nguồn lực còn hạn chế đôi khi sẽ khiến cho bạn bỏ quên những giá trị cốt lõi bên trong – thứ mới thật sự là gốc rễ của văn hóa. Những “thú vui” ngắn hạn sẽ là cái bẫy bào mòn những mục tiêu dài hạn.

Đó chỉ là 7 trong số rất nhiều những lầm tưởng về văn hóa doanh nghiệp mà nhiều người đang mắc phải – không loại trừ cả đội ngũ thực thi. Trước khi có thể làm tốt văn hóa doanh nghiệp, thì bạn cần phải hiểu đúng trước đã, còn không thì mọi thứ đều sẽ chỉ như “dã tràng xe cát” mà thôi.

Quảng cáo dưới