Page Nav

HIDE

Menu trên ngày tháng

Để công ty tăng trưởng nhanh, hãy bỏ phòng riêng của sếp

Bản thân tôi có phòng riêng nhưng ít khi ngồi. Bao giờ tôi cũng muốn ngồi cùng mọi người và tôi yêu cầu tất cả lãnh đạo đều như vậy. Việc bỏ...

Bản thân tôi có phòng riêng nhưng ít khi ngồi. Bao giờ tôi cũng muốn ngồi cùng mọi người và tôi yêu cầu tất cả lãnh đạo đều như vậy.


Việc bỏ phòng riêng của lãnh đạo dường như không liên quan tới tốc độ phát triển của một doanh nghiệp, tuy nhiên, một trong những đặc điểm đầu tiên của công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh là phải có cấu trúc cực kỳ đơn giản. Phải làm sao để cấu trúc công ty càng “phẳng”, tức là nhân viên và lãnh đạo càng gần nhau thì càng tốt cho sự phát triển của công ty.


Thực tế, cấu trúc phổ biến của các công ty Việt Nam là mô hình tháp, tầng trên cùng là lãnh đạo doanh nghiệp, xếp lần lượt phía dưới là các lãnh đạo cấp cao, cấp trung và cuối cùng đến nhân viên. Những công ty có cấu trúc tầng tầng lớp lớp như vậy thường khó có thể tăng trưởng nhanh, khi việc kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên không thông suốt, phải qua nhiều bước trung gian.



Nghe thì có vẻ chỉ là hình thức, nhưng theo tôi, những ai đang làm giám đốc doanh nghiệp, nếu muốn công ty phát triển nhanh, nên thuê văn phòng mới hoặc sửa văn phòng sao cho các bạn ngồi gần tất cả nhân viên. Đừng nghĩ lãnh đạo phải ở phòng riêng hay bàn, ghế lãnh đạo phải to hơn bàn, ghế nhân viên. Đây là yếu tố đầu tiên để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.


Theo phân tích khảo sát của McKinsey với 3.000 công ty phần mềm và dịch vụ IT, văn hóa tăng trưởng nhanh của một công ty có thể đem đến lợi nhuận gấp 5 lần cho cổ đông và khả năng đạt doanh thu 1 tỷ USD gấp 8 lần so với công ty không có văn hóa trên. Ít ai ngờ rằng, việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp lại xuất phát từ một yếu tố nhỏ như cách tổ chức vị trí làm việc giữa lãnh đạo và nhân viên.


Năm 2012, khi sang thăm văn phòng làm việc của Facebook, điều gây ấn tượng ban đầu đối với tôi là tất cả nhân viên công ty đều ngồi trong một khu văn phòng lớn. Vào thời điểm đó, Facebook có khoảng mấy trăm triệu người dùng với chừng 1.900 nhân viên.


Mark Zuckerberg, CEO Facebook, ngồi ở một vị trí bình thường, tương tự như các nhân viên của mình. Thậm chí, bàn làm việc và ghế cũng không có gì khác biệt. Xung quanh khu vực làm việc, Facebook bố trí toàn bộ là phòng họp và phòng nghỉ. Các cuộc họp sẽ diễn ra nhanh chóng trong không gian riêng, trong khi những người cần nghỉ ngơi có thể vào phòng nghỉ, vì tại đây, công ty không làm việc theo giờ giấc cố định. Tuy cách sắp xếp có vẻ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Mọi nhân viên đều kết nối chặt chẽ với nhau.


Trong khi đó, tại doanh nghiệp Việt Nam, vị trí làm việc giữa lãnh đạo và nhân viên được phân biệt rạch ròi, từ phòng riêng cho tới các thiết bị làm việc. Tôi biết việc thay đổi phong cách tổ chức hiện tại là không hề dễ thực hiện, bởi điều này phải xuất phát từ suy nghĩ, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy khó, nhưng nếu ông chủ làm được, đây là thay đổi nhỏ mang lại bước tiến lớn cho sự tăng trưởng của công ty. Chiến thuật này đã được nhiều doanh nghiệp tên tuổi áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực, như Uber, Facebook, Airbnb…


Thực tế ở FPT Software, bản thân tôi có phòng riêng nhưng ít khi ngồi. Bao giờ tôi cũng muốn ngồi cùng mọi người và tôi yêu cầu tất cả lãnh đạo đều như vậy. Mỗi một cấp độ công ty phát triển khác nhau sẽ đòi hỏi những cấu trúc của công ty phát triển khác nhau. Khi công ty chúng ta mới chỉ có 1.000-2.000 người, hãy bỏ phòng riêng và bước ra ngồi cùng nhân viên.


Bên cạnh những thay đổi về cách tổ chức vị trí làm việc, câu chuyện tăng trưởng của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào việc xác định mục tiêu và đưa ra quyết định nhanh, chính xác, kịp thời.




Tôi có thể dẫn chứng từ câu chuyện thực tế tại FPT. Với lĩnh vực phần mềm và thiết bị mạng network, Công ty luôn xác định quy luật đầu tiên là phải giữ vị trí số 1, liên kết với doanh nghiệp giữ vị trí số 4 đến số 10; cạnh tranh với vị trí số 2 và số 3. Để công ty tăng trưởng nhanh, người làm chủ phải quyết định nhanh, đúng lúc và kịp thời.


Bên cạnh yếu tố nắm bắt thời cơ để tăng trưởng, mỗi người chủ - lãnh đạo doanh nghiệp còn phải xác định rõ 3 yếu tố: chiến lược, lựa chọn thị trường và dùng người. Cụ thể, chiến lược ngắn gọn, rõ ràng; quyết định nhanh chóng và trao quyền cho tất cả các cấp một cách rành mạch.


Trong số đó, yếu tố dùng người cần được chú trọng. Nếu chọn sai người thì dù mọi thứ đúng vẫn dẫn tới kết quả thất bại. Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm tới mục tiêu thu hút nhân tài, tạo sự đoàn kết trong công ty và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho nhân viên.


Bài học tâm đắc mà tôi rút ra được từ cuốn sách “The high speed company” (Công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh), đó là muốn xây dựng một công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh, cần thực hiện 9 điểm mấu chốt. Cụ thể: Có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng; giữ chân khách hàng tốt; giao quyền cho 70% nhân viên cho rằng họ không gắn bó; khuyến khích nhân viên đối diện với sai lầm hơn là bao che; khuyến khích mọi người ứng biến hơn là chờ chỉ thị từ cấp lãnh đạo; khuyến khích ý tưởng mới; khuyến khích hợp tác, kết hợp liên bộ phận, phòng ban; tuyển dụng những người nhanh nhẹn cho các công việc dạng mở và làm tất cả điều trên cùng lúc.


Chủ tịch Hoàng Nam Tiến

Quảng cáo dưới